Nhân khẩu Nepal

Nữ giới Nepal nhảy trong lễ hội Teej

Dân số Nepal tăng từ 9 triệu vào năm 1950 lên 26,5 triệu vào năm 2011. Từ năm 2001 đến năm 2011, quy mô gia đình trung bình giảm từ 5,44 người xuống 4,9 người. Điều tra cũng ghi nhận khoảng 1,9 triệu người vắng mặt, hầu hết họ là lao động nam làm việc tại nước ngoài, chủ yếu là tại Nam Á và Trung Đông. Điều này khiến tỷ số giới tính sụt giảm còn 94,41 so với 99,80 vào năm 2001. Mức gia tăng dân số hàng năm là 1,35%.[3]

Nepal có cư dân mang nhiều nguồn gốc dân tộc khác nhau, do đó "người Nepal" gắn với quyền công dân và lòng trung thành. Nepal đa dạng về văn hóa và dân tộc do đây là quốc gia hình thành bằng việc chiếm đóng một số vương quốc nhỏ trong thế kỷ XVIII. Các khu dân cư cổ nhất tại Mithila và Tharuhat là của người Maithil thuộc nhóm Ấn-Arya. Miền bắc Nepal trong lịch sử có cư dân là người Mongoloid. Khu vực núi cao trên 3000 m có cư dân thưa thớt, song tại miền trung và miền tây của Nepal, dân tộc Sherpa và Lama cư trú tại các thung lũng khô hạn còn cao hơn về phía bắc của Himalaya. Thung lũng Kathmandu nằm tại vùng đồi trung tâm, chỉ chiếm một phần nhỏ diện tích quốc gia song là nơi có mật độ dân cư cao nhất và chiếm 5% dân số toàn quốc. Cư dân Nepal là hậu duệ của ba nhóm di dân chính riêng biệt từ Ấn Độ, Tây Tạng, Bắc Myanmar cùng Vân Nam qua Assam.

Mặc dù một phần đáng kể dân chúng di cư đến Madhesh (các đồng bằng miền nam) trong thời gian dần đây, song đa số người Nepal vẫn sống tại vùng đất cao trung tâm; vùng núi phía bắc có dân cư thưa thớt. Kathmandu có dân số trên 2,6 triệu người, là thành phố lớn nhất Nepal và là trung tâm văn hóa cùng kinh tế.

Theo một báo cáo vào năm 2008 của USCRI, Nepal là nơi cư trú của khoảng 130.000 người tị nạn và tìm kiếm tị nạn vào năm 2007. Trong đó, khoảng 109.200 đến từ Bhutan và 20.500 người đến từ Trung Quốc.[105][106] Chính phủ Nepal hạn chế người tị nạn Bhutan trong bảy trại tại các huyện Jhapa và Morang, và người tị nạn không được phép làm việc trong hầu hết các ngành nghề.[105]

Ngôn ngữ

Di sản ngôn ngữ đa dạng của Nepal bắt nguồn từ ba nhóm ngôn ngữ chính: Ấn-Arya, Tạng-Miến, và nhiều ngôn ngữ bản địa tách biệt. Các ngôn ngữ chính tại Nepal (bản ngữ) theo điều tra nhân khẩu năm 2011 là tiếng Nepal (44,6%), Maithil (11,7%), Bhojpur (Awadh) (6,0%), Tharu (5,8%), Tamang (5,1%), Nepal Bhasa (3,2%), BajjikaMagar, Dotel, UrduSunwar. Nepal có ít nhất bốn ngôn ngữ ký hiệu bản địa.

Tiếng Nepal bắt nguồn từ tiếng Phạn và được viết bằng chữ cái Devanagari. Tiếng Nepal là ngôn ngữ chính thức và giữ vai trò là ngôn ngữ chung của người Nepal thuộc nhiều nhóm dân tộc ngôn ngữ khác nhau. Nhiều người Nepal trong chính quyền và kinh doanh nói tiếng Maithil làm ngôn ngữ chính. Các biến thể tiếng Tạng được nói trên và phía bắc của vùng cao Himalaya, tại đó tiếng Tạng văn học tiêu chuẩn được hiểu rộng rãi trong giới giáo dục tôn giáo. Các phương ngữ bản địa tại Terai và vùng đồi hầu hết không có chữ viết, có các nỗ lực nhằm phát triển hệ thống chữ viết cho chúng bằng chữ Devanagari hoặc chữ Latinh.

Tôn giáo

Tôn giáo tại Nepal (2011)[107][108]
religionpercent
Ấn Độ giáo
  
81.3%
Phật giáo
  
9.0%
Hồi giáo
  
4.4%
Dân gian
  
3.0%
Cơ Đốc giáo
  
1.42%
Khác
  
0.9%

Đại đa số cư dân Nepal tin theo Ấn Độ giáo. Shiva được cho là thần hộ mệnh của quốc gia.[109] Nepal có đền thờ Shiva nổi tiếng là đền Pashupatinath, là nơi tín đồ Ấn Độ giáo từ khắp thế giới đến hành hương. Theo thần thoại Ấn Độ giáo, nữ thần Sita trong sử thi Ramayana sinh tại Vương quốc Mithila của Quốc vương Janaka Raja. Lumbini là một thánh địa hành hương Phật giáo, và là một di sản thế giới UNESCO, nằm tại huyện Kapilavastu. Nơi đây theo truyền thống được cho là nơi sinh của Đức Phật vào năm 563 TCN, ông là một hoàng tử thuộc đẳng cấp Kshatriya của thị tộc Sakya. Toàn bộ ba nhánh của Phật giáo đều tồn tại trong Nepal và người Newar có nhánh tín ngưỡng Phật giáo riêng của mình.[110] Phật giáo cũng là tôn giáo chi phối tại các khu vực miền bắc có dân cư thưa thớt, là nơi có các dân tộc có liên hệ với người Tạng như người Sherpa.

Khác biệt giữa tín đồ Ấn Độ giáoPhật giáo tại Nepal là rất ít do pha trộn về văn hoá và lịch sử của hai đức tin. Hơn nữa, Phật giáo và Ấn Độ giáo tại Nepal chưa từng là hai tôn giáo riêng biệt nếu xét theo quan điểm kiểu phương Tây. Tại Nepal, các tín ngưỡng chia sẻ chung các đền thờ và thờ cúng các vị thần chung. Trong số những dân tộc bản địa tại Nepal, các dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ Ấn Độ giáo là Magar, Sunwar, Limbu, Rai cùng Gurkhas.[18] Ảnh hưởng của Ấn Độ giáo kém nổi bật hơn trong các nhóm người Gurung, Bhutia và Thakali, họ mời các nhà sư Phật giáo đến tế lễ tôn giáo.[18] Most of the festivals in Nepal are Hindu.[111] Lễ hội Machendrajatra của Ấn Độ giáo Shiva, song cũng được nhiều tín đồ Phật giáo tại Nepal cử hành với vị thế là một lễ hội lớn.[112] Do người ta tin rằng Ne Muni thành lập Nepal,[113] Hồi giáo là tôn giáo thiểu số tại Nepal, chiếm 4,2% dân số theo điều tra nhân khẩu năm 2006.[114] Mundhum, Cơ Đốc giáo và Jaina giáo là các tín ngưỡng thiểu số khác.[115]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nepal http://www.budde.com.au/Research/Nepal-Telecoms-Mo... http://www.starobserver.com.au/soap-box/2009/06/16... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003422.php http://www.aljazeera.com/news/2018/02/kp-sharma-ol... http://www.bbc.com/news/world-south-asia-12511455 http://edition.cnn.com/2007/WORLD/asiapcf/12/28/ne... http://www.cricketarchive.com/Archive/Grounds/93/g... http://www.economist.com/displaystory.cfm?story_id... http://ekantipur.com/2013/02/23/top-story/new-army... http://kathmandupost.ekantipur.com/news/2017-03-15...